Ván gỗ MFC là gì? Phân loại ván gỗ MFC có những loại nào?

ván mfc là gì

Ngày nay ván gỗ công nghiệp MFC được mọi người dùng rộng rãi trong nội thất gỗ nhằm tiết kiệm chi phí cũng như sự tiện dụng của nó và thay thế cho gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm. Tuy nhiên cũng có nhiều người chưa hiểu rõ về loại ván gỗ này. Vậy ván gỗ MFC là gì? Có bao nhiêu loại ván gỗ MFC hiện nay? Trong bài viết này thicongnoithatdep.net sẽ trả lời cho các bạn.

Ván gỗ MFC là gì?

Tìm hiểu ván gỗ mfc là gì
Tìm hiểu ván gỗ mfc là gì

MFC là viết tắt của cụm từ tiếng anh Melamine Faced Chipboard. Là loại ván gỗ dăm được phủ lên trên bằng nhựa Melamine. Được làm từ những nguyên liệu từ gỗ rừng trồng, chủ yếu là những loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn như cao su, bạch đàn, keo,… Sau khi khai thác những loại cây này đưa về nhà máy băm nhỏ ra thành những dăm gỗ rồi kết hợp với keo, ép để tạo độ dày thành dạng tấm dưới cường độ áp suất cao. Bề mặt sau khi hoàn thiện sẽ được phủ lên một lớp Melamine bảo vệ hoặc có thể dùng nhựa PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ để giúp sản phẩm gỗ công nghiệp này có khả năng chống thấm, chống ẩm và chống trầy xước. Bề mặt ván gỗ MFC có các dạng như một màu trơn, giả kim loại hoặc giả vân gỗ rất bắt mắt.

>>>Có thể bạn quan tâm: Sản phẩm cầu thang gỗ óc chó chất lượng hiện nay

Phân loại ván gỗ MFC

Ván gỗ MFC loại thường

Ván gỗ MFC loại thường có rất nhiều màu phong phú. Nó có khoảng 80 màu, phổ biến nhất là các màu: đen, trắng, chì, xám, xám nhạt,… hoặc các màu vân gỗ như Ash (tần bì), Oak (sồi), Maple (gỗ thích), Acacia (tràm), Beech (giẻ gai), Walnut (óc chó), Teak (giả trị), Campho (cẩm), Gõ đỏ, Nu vàng, Nu đỏ, Cherry (xoan đào), Trắc, Mun hoặc các màu vân gỗ hiện đại,… 

Ván gỗ MFC chống ẩm

Gỗ MFC chống ẩm (hay MFC lõi xanh) khác với gỗ MFC loại thường là khả năng chống ẩm của nó bởi bên trong kết cấu gỗ có các hạt hút ẩm. Những điểm còn lại đều giống nhau và màu sắc cũng đa dạng như nhau. Và để phân biệt được loại nào là loại thường loại nào chống ẩm thì bạn có thể để ý MFC chống ẩm thường sẽ nặng hơn MFC loại thường từ 40 – 60kg/m3, có lõi màu xanh, tổng trọng lượng khoảng 740 – 760 kg/m3

Ván gỗ MFC chống ẩm được sản xuất để phục vụ cho việc chế tạo nội thất ở những nơi có độ ẩm lớn chẳng hạn như: tủ bếp, vách ngăn vệ sinh, tủ chén,… Ngoài ra loại ván gỗ này cũng được dùng làm đồ nội thất nhất là làm tủ quần áo, tủ sách, bàn ghế cho các bé học bài. Ván gỗ MFC chống ẩm này thích nghi khá tốt với điều kiện khí hậu nước ta.

Ưu điểm và nhược điểm của ván gỗ MFC là gì?

Ưu điểm của ván mfc
Ưu điểm của ván mfc

Ưu điểm

+ Giá thành rẻ hơn so với Vecni

+ Bề mặt bền bỉ, chống cháy, chống trầy xước

+ Màu ván gỗ đồng nhất, đẹp mắt

+ Lõi gỗ dăm bám trên ốc vít tốt, tạo độ chắc bền hơn cả gỗ MDF

+ Thời gian thi công nhanh chóng, thích hợp cho các dự án cần gấp

+ Có màu sắc đa dạng và dễ dàng lựa chọn

Nhược điểm

+ Cạnh sản phẩm hoàn thiện bằng chỉ PVC nên không có độ liền cao

+ Hầu hết chỉ PVC có bề rộng 28mm, nên hạn chế về độ dày của mặt bàn (trừ một số màu mới thì có độ dày chỉ 55mm).

Ứng dụng ván gỗ MFC vào đời sống

Ván gỗ MFC có nhiều người thường gọi là ván ép. Do MFC là chất liệu nhẹ, có khả năng chịu lực kém do đó trong nội thất văn phòng thì MFC chỉ thích hợp để làm các đồ nội thất rời như tủ chứa tài liệu, kệ đựng hồ sơ, bàn văn phòng,… Còn nội thất gia đình thì MFC chỉ được sản xuất nhằm mang tính thẩm mỹ và có ít sự tác động của lực nặng như: giá sách, kệ tivi, tap đầu giường,… 

Ứng dụng của gỗ mfc là gì
Ứng dụng của gỗ mfc là gì

Ở các nước phát triển, người ta khuyến khích sử dụng gỗ công nghiệp bởi tính thân thiện của nó và nhằm tiết kiệm tài nguyên rừng. Do được sản xuất từ gỗ rừng, có thể tái sản xuất, không làm hại đến rừng nguyên sinh lá phổi xanh của trái đất. 

Trên đây là những thông tin cần thiết về ván gỗ MFC và ứng dụng của nó. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về ngành công nghiệp gỗ này và chọn được cho mình loại sản phẩm nội thất thích hợp cho gia đình.

Xem Thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *