Trong thiết kế nhà cửa hiện nay, có nhiều người thích cách thiết kế có tầng lửng. Phong cách thiết kế này đem đến sự mới lạ cho không gian nhà ở. Vậy bạn có biết tầng lửng tên tiếng anh là gì? Hãy cùng Nội Thất Hoàng Hải tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nội Dung Chính
Tầng lửng tiếng anh là gì?
Tầng lửng trong tiếng anh là Entresol còn được gọi là gác xép hay gác lửng, nó là bộ phận dùng để phân chia không gian nhà giữa trần nhà và sàn nhà. Đây chính là một tầng trung gian giữa các tầng của một tòa nhà chính nên thường sẽ không được tính trong số các tầng tổng thể của một tòa nhà. Tầng lửng thường có trần thấp và nằm ở tầng một.
Trong sự phát triển của cuộc sống ngày nay tầng lửng được sử dụng nhiều hơn trong các mẫu nhà, tòa nhà khác nhau để tạo nên sự tiện nghi, không gian thoáng mát và có tính thẩm mỹ.
Mục đích của việc thiết kế gác lửng
Bất cứ thứ gì trên thế giới ra đời cũng đều có một mục đích sử dụng nhất định. Dân thiết kế họ cũng không rảnh rỗi đến mức để thiết kế cái gác lửng trong nhà mà không dùng làm gì. Tầng lửng thiết kế ra để:
– Dùng tầng lửng làm phòng sinh hoạt chung hoặc phòng khách đối với các hộ gia đình dùng tầng trệt để bán hàng phục vụ cho buôn bán.
– Tầng lửng có diện tích nhỏ, rất thích hợp để dùng làm phòng học, phòng làm việc hay phòng thờ cúng.
– Tầng lửng được thiết kế để làm phòng ngủ cho gia đình có nhiều người.
– Dùng tầng lửng làm kho chứa hàng hóa kinh doanh.
– Dùng làm phòng bếp kết hợp với phòng ăn.
Tìm hiểu thêm :
Những hạn chế khi thiết kế tầng lửng
Đôi khi việc thiết kế tầng lửng cũng đem lại những hạn chế cho chủ nhà bởi một số điểm hạn chế sau:
– Tầng lửng tạo nên cảm giác chật chội cho người trong nhà. Với những ngôi nhà có diện tích hẹp mà muốn có thêm không gian sử dụng nhưng không thể mở rộng thêm thì việc thiết kế tầng lửng là một ý hay. Tuy nhiên nó cũng có thể khiến ngôi nhà tù túng, chật hẹp hơn.
– Gây khó khăn khi thi công trần chống nóng.
– Hạn chế sử dụng trần thạch cao, đèn thả trang trí hay đèn chùm.
– Không nên dùng vách ngăn để phân chia thêm tầng lửng bởi nó sẽ khiến không gian bị bí bách.
– Theo quy định thì diện tích tầng lửng chỉ chiếm được khoảng 80% diện tích sàn nhà.
– Ngoài ra việc xây dựng tầng lửng còn phụ thuộc vào quy định của mỗi đơn vị quy hoạch hoặc của từng quận.
– Nếu chủ công trình hay chủ nhà lấp ô thông tầng ở tầng lửng thì sẽ bị xem là xây dựng vượt quá số tầng cho phép và sẽ bị phạt.
– Đối với nhà ở cá nhân nếu như việc thay đổi kiến trúc bên trong công trình không làm ảnh hưởng đến kết cấu của tổng thể, sức chịu lực thì sẽ không bị phạt về hành vi xây dựng sai trái phép.
Tham khảo thêm:
Có những loại tầng lửng nào?
– Tầng lửng phía trước tạo ấn tượng mạnh khi khách bước vào nhà, tạo cảm giác không gian mới lạ, thu hút nếu biết cách phối hợp thêm màu sắc và chú ý đến các mảng khối thì sẽ làm đọng lại cảm giác thích thú trong tâm trí người khác.
– Tầng lửng phía sau (khá phổ biến đối với các công trình nhà liên kế, nhà phố). Nó tạo nên không gian đẹp cho phòng khách, có thể quan sát được tầng trệt, tạo điều kiện tốt để làm không gian sinh hoạt chung.
Bên cạnh đó nó còn có nhược điểm là làm không gian trệt phía sau thấp, gây cảm giác chật chội cho không gian tầng lửng.
– Tầng lửng bên hông là thiết kế hiện đại, độc đáo và lạ nhưng nó đòi hỏi phải có một diện tích đủ rộng để thi công được.
– Tầng lửng trong phòng thường được bố trí ở trên toilet để làm không gian học tập, làm việc, tạo ra cảm giác riêng tư, thoải mái.
– Gác lửng công nghiệp có thể được lắp đặt trong không gian trần cao như là nhà kho. Cấu trúc bán kiên cố này thường được đứng tự do, có thể tháo dời ra và di dời đi.
Cấu trúc gác lửng công nghiệp có thể được các yếu tố cột, kết cấu thép hoặc kệ, giá đỡ hỗ trợ. Tùy vào độ dài và tốc độ chạy của tầng lửng, các vật liệu khác nhau có thể được sử dụng cho sàn tầng lửng.