Nhà tiền chế là gì? Đặc điểm của nhà tiền chế đẹp

Nhà tiền chế là gì

Ngày nay nhà tiền chế cũng được ứng dụng nhiều trong các công trình dân dụng ở nước ngoài. Nhưng ở Việt Nam thì khái niệm nhà tiền chế chưa được biết đến nhiều, còn khá mới mẻ. Vậy nhà tiền chế là gì? Nhà tiền chế có đặc điểm như thế nào? Bài viết này thicongnoithatdep.net sẽ chia sẻ cho các bạn biết nhé.

Nhà tiền chế là gì?

Nhà tiền chế còn được gọi là nhà thép tiền chế là loại nhà được làm bằng thép, được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật đã được chỉ định sẵn. Nhà thép tiền chế được tạo ra theo 3 giai đoạn sau: thiết kế, gia công cấu kiện, lắp dựng lại công trình. Toàn bộ kết cấu của nhà tiền chế được sản xuất sẵn do đó thời gian lắp dựng diễn ra khá nhanh. Hiện nay nhà tiền chế được dùng phổ biến với các công trình có quy mô lớn như nhà xưởng, nhà kho, nhà trưng bày, siêu thị, các công trình thương mại,…

Nhà tiền chế là gì
Nhà tiền chế là gì

Nhà tiền chế có kết cấu như thế nào?

Nhà tiền chế có kết cấu như sau:

Hệ sơ cấp: Gồm hệ thống các cột và kèo được kết nối với nhau bằng bu lông ốc vít, tạo thành một bộ khung chính cho ngôi nhà.

Hệ thứ cấp: Bao gồm hệ thống xà gồ cứng cáp cho tường mái, thanh giằng và mái lợp.

Hệ giằng gồm có 2 hệ thống là giằng mái và giằng cột.

Hệ thống mái lợp và mái che thường được làm bằng tôn mạ kẽm hoặc tôn phủ màu. Bên cạnh đó chúng ta còn có thể dùng thêm tấm cách nhiệt, PVC để lấy ánh sáng tự nhiên.

Hệ thống cửa sổ và lối đi gồm toàn bộ hệ thống cửa ra vào nhà cửa kéo, cửa cuốn và cửa sổ.

Phụ kiện: Loại phụ kiện của nhà tiền chế gồm có máng xối, cầu thang, ống nước, máy thông gió, máy hút bụi,…

Ưu điểm của nhà tiền chế là gì

Ưu điểm của nhà tiền chế là gì
Ưu điểm của nhà tiền chế là gì

– Nhà thép tiền chế có cấu tạo đơn giản, được làm hoàn toàn từ chất liệu thép nên giúp tiết kiệm được chi phí đến 35%.

– Có tính linh hoạt cao trong việc vận chuyển, lắp đặt và bảo trì: Nhà máy được xây dựng bằng các thành sắt, thép ghép lại nên di chuyển nguyên vật liệu từ nhà sản xuất đến nơi sử dụng rất dễ dàng lại an toàn.

– Trọng lượng nhẹ so với các đồ vật khác giúp làm giảm áp suất.

– Tiết kiệm được vật liệu phụ nhiều hơn so với nhà xây truyền thông. 

– Có khả năng chịu được lực cao và có độ tin cậy cao.

– Lắp ráp nhanh chóng, đơn giản dù điều kiện thời tiết như nào.

– Tận dụng tốt tối đa diện tích, không gian nhà xưởng.

– Dễ dàng mở rộng: khi nhà xưởng hay nhà máy có nhu cầu mở rộng hoặc cải tạo lại thì nhà thép tiền chế giúp việc cải tạo, tháo dỡ, lắp ráp tiện lợi và dễ dàng.

– Chống thấm nước cao.

>>>>Có thể bạn quan tâm: sản phẩm giường ngủ gỗ óc chó giá rẻ tại hà nội

Nhược điểm của nhà thép tiền chế

Nhược điểm của nhà tiền chế
Nhược điểm của nhà tiền chế

– Độ kháng lửa thấp: Thép không dễ cháy nhưng với nhiệt độ t = 500 – 600 độ Celsius thì thép có thể biến thành nhựa, giảm độ bền, dễ bị sụp đổ. Nhưng bạn yên tâm ngày nay các công ty xây dựng thép tiền chế đã tìm được giải pháp cho vấn đề này.  

– Với những công trình chống cháy như nhà ở, kho dự trữ lửa, nhà công cộng,… thép phải được phủ bằng các vật liệu chống cháy (gốm, sơn, bê tông,…), do đó mọi người cần phải chuẩn bị biện pháp tốt để ngăn chặn lửa tấn công.

– Dễ ăn mòn, gỉ nên khung thép được đúc sẵn thường được phủ bên ngoài lớp sơn để bảo vệ và làm thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Ứng dụng nhà thép tiền chế vào đời sống

Trong công nghiệp sản xuất, các công trình thương mại và các công trình công cộng, nhà tiền chế thích hợp với nhiều công trình đòi hỏi thời gian thi công nhanh nhưng độ an toàn vẫn được đảm bảo như: 

– Xây dựng nhà máy, khu công nghiệp, nhà xưởng, kho bãi,…

– Xây dựng văn phòng làm việc, siêu thị, các trung tâm thương mại, nhà hàng hay trung tâm triển lãm, khu trưng bày,…

– Xây dựng bệnh viện, trường học, trung tâm hội nghị, viện bảo tàng hoặc nhà thi đấu thể thao,…

– Các trạm xăng, trang trại, nhà chờ, kho chứa container,…

Thông số kỹ thuật của nhà tiền chế đẹp

+ Chiều rộng công trình: Còn được gọi với cái tên là khẩu độ khung kèo. Đây chính là khoảng cách giới hạn được tính từ hai mép tường. Nhà tiền chế không hạn chế về chiều rộng mà nó còn tùy thuộc vào yêu cầu của chủ nhà.

+ Chiều dài công trình: Được tính từ đầu tường cho đến cuối tường, cũng không giới hạn về chiều dài nhưng nó cũng phụ thuộc hoàn toàn vào yêu cầu của gia chủ.

+ Chiều cao công trình: Tính từ chân cột đến dầm mái điểm giao nhau giữa tôn mái và tôn tường.

+ Độ dốc mái: Ngôi nhà nào cũng được thiết kế độ dốc mái để mỗi khi mưa nước mưa thoát nước dễ dàng. Độ dốc mái của ngôi nhà thường từ 10% – 15%.

+ Bước cột: Đây chính là khoảng cách giữa các cột bố trí trong ngôi nhà. Việc tính toán bước cột cũng khá quan trọng để đảm bảo vững chắc cho kết cấu của ngôi nhà và tiết kiệm được chi phí xây dựng.

Trên đây là những thông tin về nhà tiền chế dành cho các bạn tham khảo. Hy vọng qua bài viết này sẽ hữu ích đối với các bạn.

Xem Thêm:

.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *