Gỗ HDF là gì? Những điều cần biết về gỗ HDF 

Gỗ hdf là gì

So với gỗ tự nhiên thì gỗ công nghiệp sẽ kém bền hơn nhưng nhờ giá thành phù hợp với nhiều đối tượng người dùng nên nó được ưa chuộng hiện nay trên thị trường. Gỗ công nghiệp có nhiều loại khác nhau và chúng tôi đã đề cập về gỗ MDF và MFC ở các bài trước. Hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn đọc giả một loại gỗ công nghiệp nữa là gỗ HDF. Vậy gỗ HDF là gì? Đặc điểm nổi bật của gỗ HDF. Hãy cùng thicongnoithatdep.net tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Gỗ HDF là gì?

HDF là viết tắt của cụm từ High Density Fiberboard có nghĩa là gỗ sợi mật độ cao, được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên và các chất phụ gia, chất kết dính để tăng độ cứng. Trên thị trường hiện nay hầu hết đều là những loại gỗ HDF đạt chuẩn E1, là mức đảm bảo lõi gỗ cứng cáp, an toàn sức khỏe con người và thân thiện với môi trường. 

Tìm hiểu gỗ hdf là gì
Tìm hiểu gỗ hdf là gì

Lõi cốt gỗ có màu xanh hoặc trắng là phụ thuộc vào những nguyên liệu ban đầu, còn màu gỗ đa dạng là nhằm tăng tính thẩm mỹ và không ảnh hưởng đến chất lượng của lõi gỗ. 

Hiện nay gỗ HDF có 3 loại sau: HDF thường, HDF chống ẩm (có lõi màu xanh) và HDF chống cháy. Trong đó dòng gỗ HDF chống ẩm được nhiều người ưa chuộng hơn và nổi bật hơn là nhờ chất lượng của gỗ cùng với ứng dụng hoàn hảo mà loại gỗ này mang lại. 

Thành phần cấu tạo nên gỗ HDF là gì

Gỗ công nghiệp HDF sử dụng bột gỗ lấy từ các loại cây rừng trồng ngắn ngày như cây thông, bạch đàn,… Hầu như nguồn nguyên liệu đầu vào của nó cũng tương tự như những ván gỗ công nghiệp khác nhưng vì kích thước nguyên liệu nhỏ hơn và được nén ở nhiệt độ và áp suất cao hơn nên gỗ HDF có độ bền và độ cứng cao hơn so với những loại gỗ khác. 

Ưu nhược điểm của gỗ HDF

Ưu nhược điểm của gỗ hdf
Ưu nhược điểm của gỗ hdf

Ưu điểm 

+ Gỗ HDF có khả năng cách âm, cách nhiệt khá tốt nên được dùng nhiều ở các môi trường khác nhau như phòng họp, văn phòng, rạp chiếu phim, phòng ngủ, nhà bếp. 

+ Bên trong ván gỗ có cấu tạo là những khung gỗ khá chắc chắn được sấy khô kết hợp với việc tẩm các hóa chất chống mối mọt ăn mòn nên nó sẽ có khả năng khắc phục được những tình trạng như cong vênh, gãy bể. 

+ Gỗ có đa dạng màu sắc cho người dùng dễ dàng lựa chọn. Gỗ HDF còn có đến 40 màu sơn khác nhau. 

+ Gỗ HDF có bề mặt nhẵn bóng, đều màu, hài hòa với không gian lắp đặt hoặc các bề mặt sản phẩm nội thất nhằm nâng cao tính thẩm mỹ hơn. 

+ Có khả năng chống ẩm mốc và chống mối mọt tốt hơn so với một số loại gỗ công nghiệp khác do kết cấu bên trong của nó có mật độ lớn hơn. 

+ Các vân gỗ HDF cũng khá giống với gỗ tự nhiên. 

+ Có độ cứng bề mặt cao khi cầm vào, cao hơn hẳn những loại gỗ công nghiệp khác. 

+ Chống va đập tốt, cũng được đánh giá là loại gỗ có khả năng chịu lực tốt nhất so với các loại gỗ công nghiệp MDF. 

+ Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường. 

Nhược điểm 

+ Gỗ HDF là loại gỗ có giá thành cao nhất trong các loại gỗ công nghiệp.  

+ Khi nhìn bằng mắt thường sẽ dễ nhầm lẫn với những loại gỗ công nghiệp khác. 

+ Gỗ chỉ thi công được đối với các đồ nội thất ở dạng phẳng hoặc kết hợp với các nẹp chỉ để làm điểm nhấn, và gỗ HDF không làm được ở dạng panel. 

>>>Có thể bạn quan tâm: các sản phẩm được làm từ gỗ óc chó tự nhiên chất lượng

kệ tivi gỗ óc chó giá rẻ tại hà nội

Quy trình tạo nên gỗ HDF

Gỗ HDF được làm từ nguyên liệu gỗ tự nhiên nên sau khi thu hoạch sẽ được luộc và sấy khô ở nhiệt độ cao từ 10000C – 20000C để xử lý hết những nhựa cây và nước đọng lại. Sau đó thân gỗ sẽ được đem đi nghiền nhỏ thành dạng bột mịn rồi kết hợp với các chất phụ gia để tăng độ kết dính và độ cứng cho gỗ, tăng khả năng chống mối mọt để có được chất lượng gỗ như mong muốn. Cuối cùng sẽ đem chúng đi ép với áp suất 850 – 870 kg/cm2 để định hình tấm gỗ HDF với kích thước 2000 mm x 2400 mm, và có độ dày 6mm – 24mm hoặc kích thước tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Quy trình tạo ra gỗ hdf
Quy trình tạo ra gỗ hdf

Ở giai đoạn này bề mặt ván gỗ HDF sẽ được đem xử lý và được đưa sang dây chuyền cắt theo các kích thước đã được định khuôn sẵn, sau đó phủ thêm lớp tạo vân gỗ và lớp phủ bề mặt cho gỗ. Gỗ HDF được làm từ Melamine Resin và các sợi thủy tinh nên lớp bề mặt gỗ sẽ có độ trong suốt, giúp làm giữ màu sắc, vân gỗ được ổn định hơn và bảo vệ bề mặt gỗ tốt hơn. 

Những ứng dụng của gỗ HDF

Gỗ HDF có được những đặc tính nổi bật nên được sử dụng nhiều trong cuộc sống hiện nay và các nước trên thế giới như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản cũng khá ưa chuộng. Đặc biệt tại Việt Nam gỗ HDF được sử dụng nhiều ở những năm gần đây. 

+ Dùng làm đồ nội thất và ngoại thất, dùng làm bàn ghế văn phòng, tấm ốp tường, vách ngăn phòng, cửa ra vào các loại.

Xem Thêm:

Trên đây là những thông tin về gỗ HDF là gì và quy trình tạo nên gỗ HDF. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chọn đồ dùng cho gia đình khi cần thiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *